Bánh chưng gù – nguồn gốc của phong vị Tết nơi bản cao Tây Bắc

Khám phá đặc sản bánh chưng gù cùng Đại Phú An

Nhắc đến vị Tết, người ta thường nhớ ngay tới bánh chưng, nhớ tới tiếng lách tách của củi cháy, tới hơi ấm phả ra từ bếp lửa, nhớ tới những câu chuyện rầm rì tổng kết lại những ngày cuối năm trong lúc díu mắt chờ bánh chín. Bởi vậy, với chúng ta bánh chưng chính là Tết. Thế nhưng bạn đã bao giờ nghe tới bánh chưng gù hay chưa?

Bánh chưng gù – Nét đẹp văn hóa của người Tây Bắc.

Là loại bánh đặc trưng của đồng bào Thái được làm ra để dâng lên thờ ông bà tổ tiên trong ngày Tết, lâu dần nhờ sự tiện lợi cùng vị ngon đặc biệt, bánh chưng gù dần trở thành nét đẹp văn hóa nơi bản cao Tây Bắc.

Bánh chưng gù có kích thước nhỏ khá vừa đủ xinh. Bánh nho nhỏ cầm trong lòng bàn tay có cảm giác múp míp, đầy đặn, giống hình một ngọn núi. Phần lưng lồi lên và được bao quanh bởi các đường lạt chạy ngang thân bánh. Bánh nào có phần gù càng cao, cân đối thì càng đẹp và càng thể hiện được sự khéo léo của người phụ nữ. Chiếc bánh đẹp nhất sẽ được chọn để thờ cúng tổ tiên.

Bà Cà Thị Thịnh, ở bản Co Pục, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết: “Từ ngày xưa truyền lại rằng, người thái gói bánh chưng ống và bánh chưng gù để thờ cúng tổ tiên trong ngày Tết có ý nghĩa là, bánh chưng gù là để ví cho con người sẽ được sống lâu trăm tuổi, gù như chiếc bánh.

Chế biến bánh chưng gù.

Để tạo nên chiếc bánh chưng gù vừa đẹp mắt, vừa thơm ngon thì cần trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ.

Khám phá đặc sản bánh chưng gù cùng Đại Phú An

Đầu tiên là khâu lựa chọn nguyên liệu phải thật kĩ càng: Gạo để gói bánh là gạo nếp nương hạt tròn mẩy, được ngâm với nước lá nghệ để có màu xanh đặc trưng. Đậu xanh hạt nhỏ ngâm nước cho nở ra, đãi vỏ thật sạch. Thịt lợn được chọn làm nhân bánh phải là thịt lợn đen địa phương đem ướp với tiêu xay và những gia vị truyền thống đặc trưng của người Tày.

Đặc biệt là lá dong được trồng tại rừng nên khi luộc xong bánh có mùi thơm rất đặc trưng của vùng núi, mở ra thấy miếng bánh xanh mướt.
Theo người địa phương, bánh chưng gù ngon phải được luộc thật rền, ăn một miếng sẽ cảm nhận được hết hương vị của thịt lợn ướp thơm, đậu xanh nấu nhừ hòa quyện với gạo nếp nương dẻo bùi.

Khám phá đặc sản bánh chưng gù cùng Đại Phú An

Theo người địa phương, bánh chưng gù ngon phải được luộc thật rền, ăn một miếng sẽ cảm nhận được hết hương vị của thịt lợn ướp thơm, đậu xanh nấu nhừ hòa quyện với gạo nếp nương dẻo bùi.

Lên Yên Bái thưởng vị Tết Tây Bắc cùng Đại Phú An.

Sự kiện Món Quà Tết - Kết lộc xuân cùng Đại Phú An

“Tết này vẫn giống Tết xưa
Vẫn ăn, vẫn ngủ, vẫn chưa vui đủ”

Thay vì chọn những mệt nhọc của việc phải tiếp khách cả ngày, chỉ quay quanh ăn cơm và rửa bát, tại sao chúng ta không thử trải nghiệm những thứ mới mẻ hơn để tạo ra một sự kích thích mới mẻ cho mình và người thân!?

Dịp sắp tết này, bạn có muốn cùng cả gia đình trải nghiệm văn hóa bánh chưng gù, cùng nhau một lần nữa xát đỗ xay nhân, lá rửa láng bóng, tiêu cay ấm nồng hay một miếng nhân mỡ mà ai cũng muốn nhón lấy để ăn vụng. Rì rầm chuyện xưa chuyện nay bên tiếng bếp củi lép bép cùng mùi nếp thơm nhè nhẹ thoảng qua trong cái se lạnh của đất trời Tây Bắc chuẩn bị vào xuân?

Tìm hiểu thêm về chuyến đi mang vị tết Tây Bắc của Đại Phú An tại: https://fb.me/e/189OJWK7A