Ngâm chân là điều TỐI KỴ với những người nào?

Những ai không nên ngâm chân?

Bằng việc sử dụng nhiệt độ để kích thích các dây thần kinh và huyệt vị tại chân, ngâm chân là một trong những phương pháp cực kỳ tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt là những người thường xuyên gặp vấn đề với lạnh tay chân, đau đầu, tinh thần mệt mỏi, mất ngủ…. Tuy với đại đa số người là vậy, nhưng trong một số trường hợp, ngâm chân có thể sẽ khiến bạn gặp nguy hiểm.

Ngâm chân thảo dược giúp gì cho sức khỏe?


Là bài thuốc Y Học Cổ Truyền có xuất xứ từ Trung Hoa, ngâm chân phổ biến nhất trong tất cả mọi tầng lớp, từ nông dân cho tới quý tộc. Lịch sử Trung Quốc, thứ mà chúng ta vẫn thường được theo dõi qua phim, có mô tả rằng các vị hoàng đế như Càn Long, Từ Hi Thái Hậu… là những người thường xuyên sử dụng liệu pháp ngâm chân. Đặc biệt, với Từ Hi Thái Hậu, nước ngâm chân còn phải được tùy chỉnh theo mùa.

Trong Y Học, ngâm chân sẽ giúp chúng ta:

  • Đào thải độc tố, cải thiện tuần hoàn máu
  • Giảm gánh nặng của hệ thần kinh, dễ ngủ và giảm căng thẳng.
  • Xoa dịu các cơn đau xương khớp.

Vậy ai không nên ngâm chân?

Trẻ em trong giai đoạn dậy thì.

Trong giai đoạn này, các hormone trong cơ thể trẻ đang ở giai đoạn phát triển mạnh. Do đó một số chức năng của cơ thể có thể bị rối loạn nếu gặp kích thích. Bởi vậy các em không nên sử dụng phương pháp ngâm chân.

Người bị tiểu đường.

Tiểu đường không nên ngâm chân

Biến chứng trên da trong bệnh tiểu đường là do các mạch máu cung cấp máu cho da bị tổn thương, dẫn tới căn bệnh teo da ở bàn chân. Do đó, nếu sử dụng phương pháp ngâm chân, ngay cả ở nhiệt độ nước vừa phải cũng có thể dẫn tới bỏng rát chân. Do đó, đối tượng này cũng không được khuyến khích ngâm chân.

Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch

Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch tuyệt đối không nên ngâm chân. Việc này khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể gây ra tình trạng hoại tử. Thay vì ngâm chân bạn nên massage nhẹ nhàng lòng bạn chân.

Phụ nữ mang thai cũng không nên ngâm chân.

Có nên ngâm chân khi mang thai?

Phụ nữ mang thai không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được.

Vì thời gian ngâm chân lâu khiến cho máu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não, gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe.

Nước ngâm chân nóng cũng gây tổn thương đến da, giãn nở tĩnh mạch và khiến cho tình trạng sưng phù của mẹ bầu càng trầm trọng hơn.

Một vài lưu ý của Đại Phú An về ngâm chân đúng cách.

  • Thời gian ngâm để đạt hiệu quả tối đa là 20 phút, không nên ngâm chân quá lâu.
  • Tư thế ngâm chân: ngồi thẳng lưng, thả lỏng toàn thân.
  • Không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng. Nên chọn thời gian khoảng 4 đến 5 giờ chiều hoặc 9 giờ tối để ngâm chân.
  • Tăng dần nhiệt độ từ lúc mới ngâm cho đến khi cơ thể thấy ấm lên. Không nên cho nước ấm ngay từ đầu và nước quá nóng. Sau khi ngâm chân cần lau khô để đảm bảo không có nước đọng lại ở kẽ bàn chân gây ẩm ướt.
  • Nên cho nước vào chậu sao cho mực nước trên mắt cá chân khoảng 10 đến 15 cm. Bạn cũng có thể ngâm đến cẳng chân nếu muốn tăng tuần hoàn máu và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.
  • Những người bị huyết áp, tiểu đường bị viêm loét chân…cần được tư vấn kỹ từ bác sĩ