Các địa điểm du lịch tâm linh Tây Bắc rất thiêng không thể bỏ lỡ đầu năm 2021

Đầu năm trẩy hội, du xuân lễ Phật, cầu tài lộc, bình an, sung túc… là truyền thống lâu đời của người Việt. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm các điểm du lịch tâm linh Tây Bắc linh thiêng không thể bỏ lỡ đầu năm 2021 nhé.

Đền ông Hoàng Bảy – điểm du lịch tâm linh Tây Bắc nhất định phải ghé thăm

Đền Ông Hoàng Bảy thuộc xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai). Đền cách thành phố Lào Cai tầm 60km về hướng nam, cách ga xe lửa Bảo Hà 800m. Đền được dựng ở chân con đồi Cấm, bên cạnh là nơi sông Hồng vào Việt Nam.

Lễ hội đền ông Hoàng Bảy
Lễ hội đền Ông Hoàng Bảy thu hút nhiều du khách tham dự.

Trong tâm thức người dân Bảo Hà, từ khi khai thiên lập ấp, ông đã là “Thần vệ quốc” – một vị Thần bảo hộ cho dân tộc, một vị anh hùng trong huyền sử xa xưa từng đánh giặc phương Bắc. Khi thác về trời nhân dân tưởng nhớ lập đền thờ ông trên ngọn núi Cấm quay mặt ra phía sông Hồng. Đây là thế “tựa sơn đạp thủy” để “trấn yểm” cho vùng đất biên giới được bình yên, thịnh vượng và trở thành ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Bảo Hà, Lào Cai.

Những ngày đầu xuân, đến đền Bảo Hà là dịp để du khách thư thái chiêm nghiệm, thăm quan và ngưỡng vọng về vị thần đã có công với dân tộc.

Xem thêm: Đại Phú An – điểm dừng chân lý tưởng trên hành trình du lịch tâm linh Tây Bắc

Lễ hội đền Hùng

Đền Hùng nằm ở trên núi Nghĩa Lĩnh (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, Phú Thọ). Lễ hội diễn ra từ ngày 01đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3). Bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa.

Lễ hội đền Hùng
Lễ hội đền Hùng là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp nhớ về nguồn cội của người Việt.

Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu… của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích… Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác.

Hội thi gói bánh chưng, bánh dầy ở đền Hùng
Hội thi gói bánh chưng, bánh dầy ở đền Hùng

Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. Ðến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ. Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.

Lễ hội đền Đông Cuông

Đền Đông Cuông thuộc xã Đông Cuông (Văn Yên, Yên Bái). Đền cách trung tâm tỉnh Yên Bái về phía Tây Bắc 52 km và cách ga Trái Hút 4 km về phía Tây Nam. Đây là nơi thờ chính Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn trong tục thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Lễ hội đền Đông Cuông
Lễ hội đền Đông Cuông thu hút người dân và du khách khắp nơi.

Lễ hội đền Đông Cuông ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo và cổ kính. Lễ hội được tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của năm mới. Các nghi thức truyền thống như: đón ông Mo về đền, lễ mổ trâu trắng tế thần, lễ rước kiệu Mẫu sang sông, lễ dâng hương.

Mở đầu Lễ hội bằng lễ mổ trâu tế Mẫu. Lễ được thực hiện vào thời khắc đầu tiên của ngày mão đầu năm. Trâu dùng để tế phải là trâu đực trắng, được tuyển chọn kĩ lưỡng từ nhiều tháng trước. Tới giờ phút thiêng liêng nhất, trâu mổ ra lấy 9 chén tiết trâu xuống bến sông để tế. Sau đó trâu được thui và được chủ tế dâng lên cầu mùa màng tốt tươi, người dân khoẻ mạnh…

Hầu đồng là nét đẹp văn hóa tâm linh tại đền Đông Cuông
Hầu đồng là nét đẹp văn hóa tâm linh tại đền Đông Cuông

Tiếp sau lễ mổ trâu là lễ rước Mẫu sang sông. Lễ rước được bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng. Tượng Mẫu được rước sang sông bằng chiếc bè lớn làm bằng nứa dại. Khi tượng Mẫu đã sang tới miếu Ghềnh Ngai thăm Đức ông thì các thầy cúng cũng làm thủ tục tế lễ. Sau đó tượng Mẫu lại được rước quay về đền vào đúng 10 giờ. Đây cũng là lúc bắt đầu lễ dâng hương tế Mẫu.

Sau phần lễ là phần hội với các hoạt động dân gian như: đẩy gậy, kéo co đánh yến, đấu vật, hát chèo… Tiếng chuông, tiếng khánh, tiếng trống lẫn tiếng hát then, hát cọi, khèn bè, tiếng reo hò.. khiến cho cả vùng trở lên tưng bừng náo nhiệt.

Du khách đến tham quan vãng cảnh, dâng hương cầu tài lộc ở đền Đông Cuông.
Du khách đến tham quan vãng cảnh, dâng hương cầu tài lộc ở đền Đông Cuông.

Đặc biệt, trong Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói chung và thờ Mẫu Thượng Ngàn tại đền Mẫu Đông Cuông nói riêng có nghi lễ chầu văn – hầu đồng. Đây là một nghi thức tín ngưỡng thực hành tiêu biểu nhất của đạo Mẫu. Hàng năm, cứ Xuân Thu nhị kỳ, vào đầu năm bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 3 Âm lịch và cuối năm vào từ tháng 8 đến hết tháng 12 Âm, các thanh đồng trên mọi miền đất nước thường về đền Đông Cuông để lễ Mẫu và “bắc ghế hầu Thánh”.

Đền Thác Bà

Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà (Thị trấn Thác Bà, Yên Bình, Yên Bái) diễn ra vào ngày mùng 8 và 9 tháng Giêng. Tương truyền, từ thời các Vua Hùng, công chúa Minh Đạt được cắt cử trông coi vùng sông Chảy Thác Bà đã dạy dân khai khẩn đất hoang, trồng lúa, dệt vải. Khi bà mất được nhân dân tôn kính, lập đền thờ phụng tại Thác Bà.

Đền Thác Bà trải rộng trên diện tích 1.800m2 nằm trên núi Hoàng Thi. Du khách sẽ phải vượt qua 365 bậc đá để tới cửa sân đền. Phóng tầm mắt ra xa, toàn cảnh vùng trời nước mênh mông, hữu tình của hồ Thác Bà nằm trọn trong tầm mắt.

Tế lễ đền Mẫu Thác Bà
Tế lễ đền Mẫu Thác Bà

Nếu may mắn có dịp đến đây từ đêm ngày mùng 8 tháng Giêng, bạn sẽ được tham gia lễ nấu và đánh chè kho. Đỗ xanh ngâm bỏ vỏ, rang lên nấu với mật mía, chè kho được đánh bằng đôi mái chèo nhỏ, đôi trai gái đánh chè theo nhịp điệu chèo thuyền, những người xung quanh hát các bài hò chèo thuyền hoặc vui chơi tâm tình bên bếp lửa ở khu vực đền.

Lễ hội bắt cá để tế lễ cũng diễn ra vào đêm mùng 8. Cá được nhốt lại chọn 2 con to, đẹp, ngon nhất vào sáng ngày hôm sau, cho vào thúng sơn son có nước, rước lên đền để tế sống. Sau phần lễ nghiêm trang là phần hội mang sắc thái của 13 dân tộc bản địa như: ném còn, đánh yến, chọi gà, vật, hội đánh đu, đua thuyền, đẩy gậy…

Khu Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đại Phú An – Điểm dừng chân lý tưởng trên hành trình du lịch tâm linh Tây Bắc

Khi đi du lịch tâm linh Tây Bắc, việc ăn uống, nghỉ ngơi cũng là điều du khách quan tâm. Trên thực tế, gần đền có rất nhiều hàng ăn và khách sạn, điểm nghỉ ngơi dọc theo cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn nên chọn những cơ sở uy tín. Đặc biệt là thời điểm lễ hội, do phải di chuyển thường xuyên nên cơ thể rất mệt mỏi. Lúc này, nếu nghỉ ngơi không đảm bảo rất dễ khiến bạn bị suy nhược cơ thể.

Một phần Khu Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đại Phú An

Vì vậy, bạn có thể tham khảo ăn uống và nghỉ ngơi tại Khu Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đại Phú An. Khu Nghỉ dưỡng nằm lạc tại Thị trấn Mậu A (Văn Yên, Yên Bái). Nơi này cách km150 cao tốc Nội Bài – Lào Cai chỉ 3km.

Món ăn vị thuốc ở Khu Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đại Phú An

Bên cạnh những món đặc sản Tây Bắc, Khu Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đại Phú An còn có các món ăn vị thuốc. Điều này rất tốt cho sức khỏe, nhất là với những người vừa trải qua hành trình dài.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, đa dạng, phù hợp với nhiều nhóm đối tượng.

Không chỉ vậy, 100% căn villa ở đây đều được ốp gỗ thuốc. Từ đó, giúp du khách phục hồi và tái tạo năng lượng. Điều này kết hợp với các cây dược liệu trồng trong khuôn viên như: mộc hương, xạ đen, long não… Do vậy, khiến du khách có cảm giác yên bình, thư thái, tĩnh tâm. Đặc biệt là gột rửa được những âu lo, phiền muộn, để lòng nhẹ nhàng hơn… khi đi lễ cầu may.

Hành Trình Sống Khỏe An Nhiên Tại Đại Phú An Và Những Dư Âm Hạnh Phúc

Với tất cả những điều trên, Khu Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đại Phú An đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng trên hành trình du lịch tâm linh Tây Bắc. Hãy đến và cảm nhận sự khác biệt nhé!